Hiện nay, việc phát sinh nước thải sinh hoạt đang là một vấn đề đáng lo ngại của xã hội. Với một nền công nghiệp đang phát triển như hiện nay, lượng nước thải phát sinh với tốc độ nhanh chóng. Nếu được xử lý nước thải tại nguồn sẽ giải quyết được triệt để vấn đề nêu trên.
Việc thu gom và xử
lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệ sinh môi trường, nước
thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khi thải
ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống thoát nước và xử
lý nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng nhưng cả hai hệ thống này cần hoạt
động đồng bộ. Nếu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý không đạt
yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Trong trường
hợp ngược lại, nếu hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ
thống thoát nước không đảm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải sinh hoạt thì
nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa qua xử lý.
Để đảm bảo vệ sinh môi trường thì nước thải cần được xử lý triệt để tránh gây ô nhiễm môi trường,
với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn
đề quản lý nước thải sinh hoạt được dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất
yếu của xã hội và cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị thoái hóa và ô nhiễm
nặng nề. Chúng tôi sẽ cùng với Quý khách hàng góp phần cho việc quản lý nước thải
sinh hoạt khu dân cư ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường ngày càng sạch
đẹp hơn.
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
- Nước thải nhiễm
bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
- Nước thải nhiễm
bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ nhà bếp, các chất tẩy rửa,
các chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn nhà.
Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Nên công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được đề xuất như sau:
Nước thải phát sinh từ khu vực sản xuất và sinh hoạt theo tuyến thu gom
về bể tách mỡ. Tại bể tách mỡ, nước thải đã được loại bỏ các tạp chất, chất rắn
có khả năng lắng và dầu mỡ nổi trên bề mặt và được vớt định kỳ. Nước từ bể tách
mỡ được dẫn sang bể điều hòa
Tại bể điều
hòa: Có tác dụng đều hòa lưu lượng và nồng độ các chất có trong nước thải,
tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý sinh học phía sau. Bơm chìm
được lắp đặt trong bể để bơm nước sang bể sinh học thiếu khí..
Tại bể sinh
học thiếu khí: các vi sinh vật tùy nghi sử dụng nguồn cacbon trong nước
thải đầu vào để chuyển hóa lượng nitrat từ dòng tuần hoàn ở bể hiếu khí thành
Nitơ tự do. Dòng nước thải ra khỏi bể thiếu khí sẽ chảy sang bể hiếu khí.
Tại bể sinh
học hiếu khí: Hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh
vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển, đồng thời xáo trộn bùn hoạt tính có
trong bể.
Trong bể sinh học hiếu khí các vi sinh vật hiếu khí
sẽ oxi hóa các hợp chất hữu cơ để tạo sinh khối. Vì vậy các hợp chất hữu cơ sẽ
được loại bỏ. Quá trình loại bỏ các hợp chất hữu cơ trong pha phản ứng xảy ra
như sau:
Hai quá trình chính xảy ra
trong hệ bùn hoạt tính là tổng hợp và phân hủy tế bào.
- Tổng hợp tế bào và oxy hóa
chất hữu cơ:
COHNS + O2 +
dinh dưỡng → CO2 + NH3 + C5H7NO2 + s/phẩm
khác.
- Phân hủy (hô hấp) nội sinh:
C5
H7NO2 + 5O2 →
5CO2 + NH3 + 2H2O + năng lượng.
Vi sinh vật tổng hợp sinh khối (sinh sản, sinh
trưởng) trên cơ sở chất hữu cơ từ nước thải (nguồn carbon, vi sinh dị dưỡng)
cùng với các yếu tố khác như dinh dưỡng (N, P, K), vi lượng. Để sinh sản và phát triển chúng cần có năng
lượng, năng lượng được sinh ra từ phản ứng oxy hóa chất hữu cơ với oxy. Sản
phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa là H2O và CO2, cùng
các chất khoáng và tạo tế bào mới của quần thể vi sinh vật hiếu khí. Đồng thời
với quá trình loại bỏ các chất hữu cơ, thành phần amoni trong nước thải sẽ được
các vi sinh vật chuyển hóa thành nitrat với sự hiện diện của bicacbonat. Dòng
nitrat này sẽ được tuần hoàn sang bể
thiếu khí.
Phân hủy nội sinh xảy ra với vi sinh đã chết hoặc
trong trường hợp thiếu nguồn dinh dưỡng cho chúng. Phân hủy nội sinh là quá
trình oxy hóa tế bào của vi sinh vật để sản xuất năng lượng nhằm duy trì sự
sống cho các vi sinh chưa chết.
Từ bể sinh học hiếu khí, nước thải tiếp tục đi vào bể
lắng nhằm tách sinh khối vi sinh vật (bùn sinh học) có trong dòng nước thải.
Nước thải sẽ được phân phối vào phía dưới và đi lên, vào vùng lắng lamen. Dòng
hỗn hợp bùn và nước thải sẽ đi vào từng ống lắng riêng biệt. Hạt bùn lắng theo
trọng lực, rơi xuống chạm vào ống lắng và trượt về ngăn chứa bùn, nước trong
dâng lên sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước đổ vào bể
khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể
sinh học để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
Trong bể khử
trùng, hóa chất khử trùng bổ sung vào để loại bỏ các vi trùng gây hại có
trong nước thải. Nước sau bể khử trùng được xả vào nguồn tiếp nhận. Nước thải
sau xử lý đạt cột B QCVN 40 - 2011/BTNMT.
Tại bể chứa
bùn: Bùn dư từ quá trình sinh học được dẫn về bể chứa bùn và được xử lý
bằng sân phơi bùn. Nước tách ra được tuần hoàn về bể điều hòa, bùn khô xử lý
theo quy định.
Để được tư vấn và khảo sát thực tế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, vui lòng liên hệ theo SĐT: 0931 55 54 53 gặp Phương - Công Ty môi trường Bền Vững Xanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét